Các giải pháp

Home | YouTube | Giải pháp sắt thép | Giải pháp nhựa | Giải pháp Cao su | Giải pháp xi măng - Bê tông |Giải pháp thực phẩm | Giải pháp hóa sinh | Liên hệ

Best Quality - Competitive Price - Excellent Service - Please call: 0909 178 528

21/6/13

Máy đo độ cứng

Máy đo độ cứng kim loại là thiết bị quang trọng và không thể thiếu trong các công ty sản xuất sắt thép, các công ty chế tạo cơ khí, ...
Máy đo độ cứng kim loại có nhiều phương pháp đo khác nhau tùy yêu cầu của khách hàng
Máy đo độ cứng kim loại được chế tạo đa dạng về mẫu mã và ứng dụng như máy cầm tay, máy để bàn, máy đo đa năng, ...
Trước tiên chúng ta phải tìm hiểu độ cứng là gì:

Độ cứng là một chỉ tiêu quan trọng trong cơ khí, liên quan chặt chẽ đến độ bền của vật liệu. Độ cứng được đo theo đơn vị của các thang đo quy ước: thang Brinell - HB (phương pháp Brinell); thang Vickers - HV (phương pháp Vickers) và thang Rockwell - HR (phương pháp Rockwell). Khi đo độ cứng theo HB phải ấn viên bi kim loại lên vật cần đo với một lực xác định, trị số độ cứng HB là tỉ số giữa lực ấn và diện tích vết lõm trên vật. Đo độ cứng theo HV cũng tương tự như vậy, chỉ thay viên bi kim loại bằng một mũi kim cương hình chóp. Đo độ cứng theo HR, đầu đo có thể là viên bi, cũng có thể là mũi kim cương hình chóp và trị số độ cứng được thể hiện qua chiều sâu của vết nén.

Có nhiều thang đo độ cứng Rockwell, ký hiệu là HRA, HRB, HRC, HRD... tuỳ thuộc vào loại và kích thước đầu đo cũng như giá trị lực tác dụng được sử dụng. Chuẩn đo lường quốc gia về độ cứng của nước ta được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thể hiện đơn vị đo độ cứng theo HRC. Đó là máy chuẩn độ cứng HNG 250 do CHDC Đức chế tạo, đo độ cứng theo phương pháp Rockwell thang C (HRC) với độ không đảm bảo đo 0,3 HR (trình độ, chuẩn thứ). Các mức lực tác dụng 98,07 N và 1471,0 N được tạo ra từ tổ hợp các quả cân chuẩn với độ không đảm bảo tương ứng là 0,034 0 N và 0,623 0 N; thiết bị đo chiều sâu vết nén là kính hiển vi xoắn có độ không đảm bảo đo 0,304m m (P=95%) và đầu đo là mũi đo kim cương hình chóp có góc đỉnh 120o4’± 4’và bán kính cong ở đỉnh là (197,5 ± 2,5)m m.




Các ứng dụng đo độ cứng
HRA; dùng cho kiểm tra vật liệu cacbua như là volfam cacbua
HRC: dùng để kiểm tra thép, nhưng độ cứng thấp hơn cacbua, HRC đôi khi cũng sử dụng để kiểm tra sản phẩm nhiệt luyện sau khi đã làm mát nếu nó đủ dày còn nếu không bạn có thể sử dụng thang đo độ cứng bề mặt như HR15N, 30N, 45N tùy thuộc độ dày của vật liệu, bạn cần xem bảng qui đổi convert chart để biết mình nên dùng lực nào cho phù hợp.
HRB: Dùng để kiểm tra thép mềm, như đồng đỏ …. Những vật liệu với kích thước vừa và nhỏ. Bởi vậy HRA, HRB, HRC (regular rockwell) là chiếm 90% trong công nghiệp, đôi khi một vài vật liệu sử dụng HRF hoặc HRD.- Nếu độ dày vật liệu không phù hợp với HRA, HRC bạn cần chọn HR15N, 30, 40N- nếu độ dày ko phù hợp với HRB bạn cần chọn HR15T, HR30T, HR45T.- HR15N và HR30T thường được sử dụng trong công nghiệp.- HRL tới HRV là để kiểm tra nhựa cứng theo chuẩn ASTM D 785. Thông thường HRR và HRM hay được sử. Giống như nguyên tắc đã nói ở trên nếu độ dày là không đủ từ HRL tới HRV bạn có thể sử dụng HR15X tới HR45Y.
Brinell:- Đề nghị nghiên cứu thêm về nguyên lý Brinell trong một bài viết khác của tôi.- Thông thường 3000kgs với ball 10mm là chuẩn để sử dụng cho test độ cứng Brinell. Thông thường để kiểm tra vật liệu có kích thước lớn bề mặt nhám như sắt, đồng, khuôn đúc, kim loại ép,
Microvickers:- Dùng để test vật liệu rất mỏng và cứng như là độ cứng lá kim loại mảnh, bo mạch IC, sơn …..- Thường sử dụng lực tải 1kg, 500g, 100g, 10g.
Vickers:- Tương tự như microvickers tuy nhiên ứng dụng cho vật liệu dày hơn, thông thường nếu sử dụng tải microvickers mà vết lõm quá mảnh thì sử dụng Vickers load 5kg, 10kg, 30kg….